Dịch vụ Marketing Online

Khu vực

Danh mục

Blog

Hỗ trợ

Về chúng tôi

Giới Thiệu Về Văn Miếu Diên Khánh

Văn Miếu Diên Khánh một công trình kiến trúc thờ Khổng Tử được nhiều người dân cũng như khách du lịch tới tham quan và tìm hiểu lịch sử. Văn Miếu Diên Khánh mang giá trị to lớn về quá trình học tập, tiếp nhận tri thức và biểu hiện sự tôn sư trọng đạo làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hoá dân tộc.

Văn miếu Diên Khánh tọa lạc trên một khu đất rộng, bằng phẳng, với tổng diện tích 1.500m2, thuộc Tổ dân phố Phú Lộc Tây 1, thị trấn Diên Khánh, huyện Diên Khánh. Khi khởi dựng, Văn miếu có các công trình kiến trúc: miếu Chính và miếu Khải Thánh, được lợp bằng cỏ tranh.

Văn Miếu được xây trong khuôn viên khá vuông vức, phía trước có nhà bi đình, chính giữa có tòa tiền đường và chánh đường cao rộng, làm bằng gỗ xây tường gạch bao, các cột kèo được chạm trổ sơn son, thếp vàng đẹp đẽ và uy nghiêm. Ngăn cách giữa bi đình và tòa chánh đường là một sân gạch khá rộng, hai bên có hai dãy nhà tả vu và hữu vu. Bên dãy tả vu còn có nhà quan cư được bày trí đẹp, thường dùng làm chỗ tạm trú cho quan khách sử dụng trong những dịp tế lễ. Phía tây Văn Miếu có một ngôi miếu nhỏ gọi là Khải Miếu thờ Khải Thánh Công Lương Ngột và bà Nhan Thị Trưng Tại là đức thân phụ và thân mẫu của đức Khổng Tử. Thường khi vào cuộc tế lễ, người ta thường tế đầu tiên ở ngôi Khải Miếu để tôn vinh người đã sinh ra Đức Ngài. Khu Văn Miếu đã trải qua bốn lần tu bổ vào các năm 1892, 1904, 1941.

Năm 1948, Văn miếu bị Việt Minh đốt trụi trong chiến dịch "Tiêu thổ Kháng chiến". Đến năm 1959 được phục dựng lại tại vị trí mới. Hiện tại, Văn Miếu chỉ còn giữ được 2 tấm bia đá thời Tự Đức 11 (1858) giúp ta hiểu biết hơn về lịch sử, văn hoá, sinh hoạt của nhân dân Khánh Hoà và quá trình hoàn thiện khu Văn Miếu năm 1854. Ngoài ra còn có một Bài minh ở Bái Đường nói rõ hơn về sự đỗ đạt của các vị văn võ, khoa bảng, hào mục, chức sắc và các học sinh địa phương từ đầu triều Nguyễn đến thời Tự Đức.


DÀNH CHO DOANH NGHIỆP & CÁ NHÂN